Portfolio là gì? Những thông tin cần có trong Portfolio

Một số khảo sát gần đây cho biết, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm với hầu hết các ứng viên có một portfolio ấn tượng. Portfolio sẽ là nơi để thể hiện khả năng, tính cách con người hay những ý tưởng sáng tạo của một dự án nào đó mà bạn đã thể hiện.

Nội dung bài viết

1. Portfolio là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì portfolio là hồ sơ năng lực. Chúng được ví như vật đại diện để truyền tải thông điệp về năng lực cá nhân.

Portfolio là công cụ để gây ấn tượng với nhà đầu tư hoặc nhà tuyển dụng. Nội dung bên trong tập hồ sơ năng lực bao gồm những kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp mà mình từng có.

Portfolio – bản hồ sơ thể hiện năng lực cá nhân Mục đích của portfolio là phô bày năng lực của cá nhân/ công ty đối với nhà tuyển dụng hoặc nhà đầu tư. Vì thế, để tạo nên một bộ Portfolio ấn tượng, bạn cần lựa chọn những kinh nghiệm và thành tích phù hợp sau đó sắp xếp chúng theo một bố cục hợp lý.

Việc sắp xếp các thông tin trong bộ hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng tổ chức, truyền thông của chính bạn. Từ đó Portfolio giúp làm tiền đề để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp với vị trí còn trống đó.

2. Portfolio gồm những thông tin gì?

Theo các chuyên gia, một bộ Portfolio hoàn chỉnh sẽ bao gồm những phần thông tin sau:

  • Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Phần này sẽ là một lời khẳng định đây là tác phẩm quyền sở hữu của riêng bạn và chúng được bảo mật tuyệt đối, không có ai được phép sao chép tác phẩm này.
  • Triết lý về công việc: Đó là cách nghĩ của bạn về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: mục tiêu sự nghiệp mà bạn muốn đạt được trong vòng 5 – 10 năm tới.
  • Sơ yếu lý lịch: bao gồm các thông tin cá nhân cơ bản. Trong mục này, bạn có thể chèn đường dẫn URL đến hồ sơ cá nhân của mình (đối với Portfolio online).
  • Kỹ năng: cần ít nhất 3 kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Ví dụ như ngành quản lý, kế toán, truyền thông… Trong phần này bạn nên bổ sung những nhận xét của đối tác/ khách hàng về các dự án mà bạn từng tham gia.
  • Các chứng chỉ/bằng cấp/sản phẩm từng thực hiện: Các giấy tờ chứng minh bằng cấp hoặc các file tài liệu về các dự án mà bạn từng tham gia. Chẳng hạn như: một bài phóng sự dài kỳ mà bạn đã từng làm ở tòa soạn cũ, hoặc một sự kiện truyền thông mà bạn đã thực hiện… sẽ giúp nâng tầm giá trị của bạn trong mắt mà tuyển dụng.

3. Một số cách tiếp cận nhà tuyển dụng thông qua Portfolio

Nhiều người nghĩ rằng Portfolio chỉ thích hợp cho giới người mẫu. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tạo một bộ Portfolio đẹp thì chắc chắn đây sẽ là công cụ giúp ích cho bạn rất nhiều khi đi xin việc. Dưới đây là một số hình thức mà bạn có thể dùng Portfolio để tiếp cận nhà tuyển dụng.

3.1. In ấn

Đây được coi là cách tiếp cận cổ điển nhất và cũng là kiểu thường gặp nhất đối với những người đi xin việc. Đối với việc in Portfolio, bạn cần phải chú ý đến chất lượng giấy in và màu in. Các hình ảnh, tư liệu cần phải được thể hiện gọn dàng, rõ nét trên khổ giấy A4.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi thiết kế Portfolio để in ấn. Bạn cần phải chỉn chu trong từng trang thông tin, tránh thể hiện quá nhiều chữ trên một trang thông tin. Đặc biệt, bạn cần phải tạo những “từ khóa” của riêng mình để tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

Tất nhiên, đối với Graphic Designer và các vị trí tương tự, chi phí cho một bộ portfolio khá cao do phải in màu. Vì thế, nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu thì bạn có thể gửi Resume online cho nhà tuyển dụng để tiết kiệm chi phí..

3.2. Bản PDF

Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể gửi những file tài liệu dưới dạng bản in cho nhà tuyển dụng. Vì thế, việc chuẩn bị một bản PDF Portfolio cũng là điều cần thiết.

Chất lượng hình ảnh, nội dung của bộ hồ sơ năng lực vẫn sẽ được giữ nguyên. Thêm vào đó dung lượng của file sẽ giảm đi khá nhiều nên bạn có thể gửi email xin việc bất cứ khi nào bạn cảm thấy phù hợp.

3.3. Portfolio trực tuyến

Đối với những người làm trong lĩnh vực đồ họa hoặc những người freelancer thì việc thiết kế Portfolio rất cần thiết.

Một trang web riêng có thiết kế ấn tượng, thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà bạn có sẽ giúp tạo nên sự tin tưởng và thu hút được mọi người quan tâm đến mình. Một số trang có thể đăng Portfolio trực tuyến: Dribble, Behance…

3.4. Portfolio video

Đây là một hình thức làm portfolio gây được hiệu ứng mạnh đối với nhà tuyển dụng. Nó thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và nghiêm túc của bạn đối với công việc.

Có thể nói, portfolio ở dạng video này là phương án dự phòng hiệu quả khi những phương án trên gặp phải sự cố.

Các trang mà bạn có thể sử dụng Portfolio video đó là: Youtube, Vimeo… Còn đối với Influencers: Instagram, Youtube, TikTok… Mẫu thiết kế Portfolio.

4. Thiết kế Portfolio như thế nào cho đẹp?

App tuyển dụng Oenix có một vài gợi ý cho bạn trong việc thiết kế Portfolio đẹp như sau:

4.1. Chọn những chi tiết muốn thể hiện trên bộ hồ sơ

Việc đưa tất cả các thông tin vào bộ hồ sơ là điều không cần thiết. Một bộ hồ sơ đẹp không cần phải có quá nhiều chi tiết. Đôi khi nó chỉ cần vài ba bức ảnh đẹp hoặc vài dòng tiêu đề chính là đủ. Bạn chỉ cần những thông tin mà bạn cảm thấy tự hào và loại bỏ một số thứ mà bạn cho là không đủ tốt là đã có ngay một bộ Portfolio hoàn hảo rồi đấy.

4.2. Chọn “từ khóa chính” cho Portfolio

Mỗi câu chuyện hay hoặc một bức ảnh đẹp thì chúng đều có những từ khóa và chi tiết đắt giá. Portfolio cũng vậy. Chính vì thế, bạn nên đưa ra cho nhà tuyển dụng những “từ khóa” về chính mình. Nó sẽ tạo sự tò mò cho nhà tuyển dụng. Đặc biệt, các thành quả làm việc, các bài nghiên cứu thành công… được thể hiện qua hình ảnh, số liệu ấn tượng sẽ là điểm nhấn để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng về bạn.

4.3. Đa dạng portfolio

Một bộ Portfolio thì nên có nhiều phong cách thiết kế để tránh sự một màu. Bạn có thể thay đổi về bố cục hoặc sáng tạo nhiều kiểu thiết kế để tạo sự hấp dẫn cho bộ hồ sơ của mình. Chú ý là các thiết kế cần phải theo một concept để tránh sự rối mắt cho người xem.

4.4. Số lượng portfolio

Thông thường, một portfolio sẽ có khoảng từ 10 đến 20 dự án khác nhau là hợp lý nhất. Tuy nhiên, các dự án này đều cần là những dự án mà bạn tâm đắc. Không nên thêm những dự án không có giá trị vào để đủ số lượng. Bởi như thế sẽ làm giảm đi giá trị của bộ Portfolio. Chúng sẽ khiến người xem không tập trung vào thứ mà bạn muốn thể hiện.

4.5. Cập nhật xu hướng

Các thông tin trong bộ hồ sơ nên được cập nhật liên tục. Tốt nhất là bạn nên đưa những dự án đã hoàn thành trong vòng 3 năm trở lại để thể hiện bạn vẫn luôn thực hiện công việc của mình hàng ngày. Tuy nhiên, với những thành công để tạo nên tên tuổi của mình thì bạn vẫn nên cho vào nhé. Vì đó là những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của bạn mà.

4.6. Thông tin về từng dự án đã làm

Đây là mục dẫn chứng cụ thể để nhà tuyển dụng biết bạn đã tham gia vào những gì của các dự án. Ở phần này, bạn nên đưa ra có thông tin cơ bản về dự án trước. Sau đó là những phần việc mà bạn đã tham gia. Đặc biệt là đừng quên dẫn chứng những việc bạn đã làm bằng kết quả hình ảnh chân thực, số liệu, bài viết… sinh động để tạo sự hấp dẫn cho bộ portfolio bạn nhé.

4.7. Sử dụng các hiệu ứng trên các portfolio online

Hiện nay trên các mẫu portfolio online có thêm nhiều hiệu ứng để tăng thêm sự sinh động cho bộ hồ sơ. Tuy nhiên, không phải hiệu ứng nào cũng giúp bộ hồ sơ thêm đẹp mắt. Đôi khi sự đơn giản, sạch sẽ, gọn gàng mới là chìa khóa để người xem tập trung vào các thông tin trên portfolio. Vì thế, hãy sử dụng các hiệu ứng này ở đúng chỗ để tạo hiệu quả cho bộ hồ sơ bạn nhé.

4.8. Tham khảo các mẫu portfolio trực tuyến

Hiện này, có rất nhiều mẫu portfolio cho bạn tham khảo và sử dụng. Bạn có thể dựa vào đó để tạo cho mình những bộ hồ sơ năng lực đẹp mắt và ấn tượng nhất trước khi đi xin việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *